Hướng dẫn cách chọn nệm
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN KHI MUA NỆM
Trên thị trường hiện nay có vô số chủng loại
nệm của nhiều nhà sản xuất khác nhau khiến người tiêu dùng lúng túng khi phải quyết định lựa chọn sử dụng loại sản phẩm nào cho thích hợp…
Thực ra, việc lựa chọn này sẽ trở nên không mấy phức tạp nếu chúng ta tham khảo những gợi ý dưới đây:
1. Nên chọn mua nệm của 1 nhà sản xuất có uy tín. Có thể căn cứ vào sản lượng và lượng tiêu thụ của nhà sản xuất ấy trên thị trường để xác định độ uy tín của họ.
2. Khi chọn nệm, bạn nên dùng cảm giác của đôi tay: hãy sờ và vỗ vào mặt nệm. Nếu bạn sờ thấy lò so nghĩa là chiếc nệm đó độn quá ít nguyên liệu bên trong, khi nằm sẽ có cảm giác lò so chọc vào người, rất đau và khó chịu. Nếu vỗ vào mặt nệm mà thấy cảm giác hơi rỗng, nghĩa là chiếc nệm đó không đảm bảo về mặt kĩ thuật và chất lượng, các bộ phận bên trong được ráp nối với nhau rời rạc, không chặt chẽ.
3. Tốt nhất, bạn hãy đích thân nằm lên trên và thử cảm giác của mình. Nếu nằm nghiêng mà bạn thấy phần eo của mình không chạm vào mặt nệm nghĩa là chiếc nệm đó quá cứng. Nệm cứng quá sẽ không tốt cho những người có tình trạng sức khoẻ bình thường bởi vì cột sống sẽ không được thư giãn nếu tiếp xức với mặt phẳng cứng quá lâu. Chiếc nệm lý tưởng phải cho bạn cảm giác toàn thân được nâng đỡ và cột sống được giữ ở trạng thái thả lỏng tự nhiên nhất.
4. Hãy dựng nệm ở trạng thái đứng thẳng và quan sát xem chiếc nệm ấy có bị vẹo vọ hoặc đổ nghiêng hay không. Nếu mắc một trong những tật ấy chứng tỏ khâu may được thực hiện một cách cẩu thả.
5. Có được nệm tốt còn cần phải có một bộ dát giường thật tốt nữa. Dát giường tốt phảI đáp ứng được những tiêu chí sau: phải chắc khoẻ để đủ sức nâng nệm và sức nặng cơ thể người, phải tạo ra một mặt phẳng tương đối. Nếu dát giường không đảm bảo đủ những yếu tố trên thì sẽ làm biến dạng hình dáng nệm và gây ra hiện tượng nệm võng lún.
6. Ngoài việc kiểm tra kết cấu và kỹ thuật may của nệm, bạn còn phải xem xét đến cả chất liệu bề mặt nệm nữa. Lưu ý chọn loại vải bọc đã qua xử lý, tránh tạo môi trường phát sinh vi khuẩn.
Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp các bạn chọn được chiếc đệm vừa ý cho mình và cho cả gia đình của bạn.
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI NỆM
1/ NỆM LÒ XO
1.1/ LÒ XO LIÊN KẾT
Các lò xo được liên kết với nhau thành tấm có thể thay đổi mật độ lò xo trên cùng đơn vị diện tích, khi kết hợp với các lớp lót tốt sẽ cho ra những tấm nệm êm ái
Ngày nay với kỹ thuật tiên tiến nên các loại
nệm lò xo cao cấp không gây ra tiếng động như những lò xo rẻ tiền, lò xo hầu hết đều được xử lý dầu và nhiệt chống xẹp lún mà vẫn giữ sự đàn hồi, tạo sự thoải mái và êm ái, với nhiều lớp lót hơn, tấm nệm lò xo sẽ êm ái hơn và không có cảm giác đụng thấy lò xo gây khó chịu. Chất lượng nệm lò xo khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng lò xo và khung lò xo, số lượng lò xo trên mỗi tấm nệm, đường kính lò xo, số lượng vòng xoắn của lò xo, Chất lượng và số lượng của các lớp lót và vải bọc...
1.2/ LÒ XO TÚI
Số lượng lò xo sẽ nhiều hơn trên cùng 1 đơn vị diện tích, lò xo được đặt trong những chiếc túi giúp bảo vệ lò xo tốt hơn, được đặt sát vào nhau tạo sự nâng đỡ tối ưu đồng thời làm giảm thiểu sự ảnh hưởng khi trở mình đối với người bên cạnh. Các loại lò xo túi cao cấp còn phân chia theo vùng nhằm tạo sự nâng đỡ theo hình dáng tự nhiên của cơ thể...
Lò xo được thiết kế theo 5 vùng thì vùng hông và phần vai có lò xo mềm hơn, tạo sự thoải mái đồng thời vùng lưng, đầu và chân sẽ cứng hơn để nâng đỡ theo hình dáng tự nhiên của cơ thể, làm thẳng cột sống.
2/ NỆM CAO SU
Cao su là một trong những chất liệu rất tốt để làm ra nệm, sản phẩm có độ đàn hồi cao và bền, mỗi công ty có những công thức pha chế khác nhau để cho ra những tấm nệm có độ cứng, mềm khác nhau và mùi cũng khác nhau, Tại Việt Nam có các sản phẩm
nệm cao su nổi tiếng như : Liên Á , Vạn Thành.. ngoài ra còn có những sản phẩm nhập khẩu như của Dunlopillo, Englander..
Có các loại chính là : một mặt lỗ vuông, một mặt lỗ tròn; 2 mặt lỗ tròn; nệm massage có các gai.
3/ NỆM BÔNG ÉP
3.1/ BÔNG ÉP KHÔNG CHẦN (PADDING)
Chất liệu: bông tấm PE ép, tạo độ đàn hồi cao, không lún, xẹp. Nệm vô trùng, thông khí tốt, thoát ẩm nhanh, có thể giặt được. Nệm có độ phẳng cao nên sử dụng đảm bảo sự tuần hoàn máu tốt
Thích hợp cho người thích nằm nệm cứng
3.2/ BÔNG ÉP CHẦN CERAMIC
4/ NỆM MOUSSE
4.1/ MOUSSE LƯỜI (MEMORY FOAM), VISCO-ELASTIC FOAM
Được phát minh đầu tiên bởi NASA ứng dụng cho các nhà du hành vũ trụ có tác dụng nâng đỡ theo hình dáng tự nhiên của cơ thể, độ dẻo và độ đàn hối cao không bị xẹp lún. với cấu trúc lổ hở tạo sự thông thoáng và trao đổi không khí nên không gây nóng cho cơ thể.
4.2/ MOUSSE THƯỜNG ( PU FOAM)
PU (Polyurethane) Là loại mousse được sử dụng nhiều để làm nệm với các tính năng rẻ và nhẹ hơn các loại khác, Nó có nhiều mức độ cứng mềm khác nhau tùy thuộc vào chỉ số D (Density) khi sản xuất, chỉ số D càng thấp thì mousse càng mềm và ngược lại. Ngoài ra PU foam còn được l lớp lót cho các loại nệm lò xo.
5/ NỆM HƠI
Tiện lợi khi nhà có khách hay đi du lịch, gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển, giá rẻ,nằm trực tiếp sẽ rất nóng vì không thoát khí, có tiếng ồn nhỏ khi trở mình và ảnh hưởng đến người bên cạnh, độ bền không cao so với các loại nệm khác.
NHẬN XÉT:
Mỗi loại nệm đều có những ưu nhược điểm riêng, có những tấm nệm là sự kết hợp giữa các loại như lò xo kết hợp với cao su, lò xo kết hợp với mousse, mousse kết hợp với cao su...
Cùng một kiểu nệm nhưng có giá cả khác nhau do sử dụng những nguyên vật liệu khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau, thương hiệu khác nhau...
Không có 1 tấm nệm tốt nhất cho mọi người vì cơ thể mỗi người khác nhau, tuổi tác khác nhau, sở thích khác nhau (kiểu dáng, độ cứng - mềm...) ... nên có các loại nệm khác nhau phù hợp với từng người.
Khi mua nệm mới khác loại với loại nệm đang sử dụng thì thời gian đầu có thể sẽ bị đau lưng vì cơ thể chưa thích nghi, khoảng sau 1 tháng thì tình trạng đau lưng sẽ giảm dần và hết đau.
Tin tức khác: