Nguyên nhân tiềm ẩn của hội chứng tè dầm ở trẻ sơ sinh
Trẻ em tè dầm là điều hết sức bình thường, thế nhưng phía sau nó sẽ có rất nhiều nguyên nhân, các mẹ không nên lơ là mà hãy lưu ý hơn vấn đề này. Hôm nay Thegioinem sẽ cho bạn biết thêm những nguyên nhân tiềm ẩn của hội chứng tè dầm ở trẻ sơ sinh, tham khảo thêm thông tin bổ ích tại bài viết bên dưới.
Thế nào là tè dầm?
Tè dầm là tình trạng tiểu tiện không tự chủ, tè dầm có thể xảy ra bất cứ thời điểm trong ngày nhưng vào ban đêm lúc ngủ là phổ biến nhất. Nhưng nếu lúc tỉnh trẻ em cũng tè dầm thì có lẽ đây là bệnh lý, vì tè dầm lúc ngủ và lúc thức là khác nhau.
Nếu là trẻ sơ sinh thì việc tè dầm là chuyện hiển nhiên vì bé chưa tự chủ được. Khi lớn hơn một chút thì khi có nhu cầu vệ sinh bé sẽ có báo hiệu để bố mẹ nhận biết và giúp bé. Thế nhưng lúc bé lớn đã có nhận thức và tự chủ nhưng vẫn tè dầm thì chắc hẳn đây là biểu hiện không được bình thường.
Vì sao biết trẻ tè dầm?
Không khó để nhận biết trẻ tè dầm, chỉ cần kiểm tra giường nệm sau khi bé thức là biết. Bạn cũng có thể xem xét các yếu tố sau để biết được mức độ tè dầm ở trẻ như thế nào.
-
Tiểu vào quần hay trên giường nhiều lần.
-
Sẽ xảy ra nhiều lần trong tuần.
-
Trẻ 4-5 tuổi đã có hiểu biết nhưng vẫn tè dầm.
Nguyên nhân dẫn đến tè dầm
Di truyền
Theo nhiều nghiên cứu đã cho rằng, trẻ sẽ tè dầm vì di truyền do
-
Bố mẹ từng tè dầm lúc nhỏ 77%.
-
Bố hoặc mẹ tè dầm 44%.
-
Bố và mẹ không tè dầm 15%.
Tè dầm do di truyền sẽ khiến trẻ em trong gia đình dòng họ đều mắc phải. Nhưng nếu trẻ dưới 5 tuổi bị mắc chứng tè dầm cũng sẽ không có gì quá lo ngại vì giai đoạn này trẻ đang dần hoàn thiện sự hiểu biết.
Táo bón
Táo bón sẽ làm cho trực tràng bị đầy, chèn ép và giảm dung tích của bàng quang từ đó làm cho bàng quang bị tăng áp lực, gây nên tè dầm. Nếu trị được tình trạng táo bón sẽ giúp suy giảm tè dầm ở trẻ.
Tâm lý
Đôi khi những điều xảy ra trong cuộc sống sẽ làm tâm lý của trẻ bị thay đổi cũng là một dạng dẫn đến tình trạng tè dầm ở trẻ.
-
Lo lắng, căng thẳng.
-
Bị dè biểu về thể chất.
-
Thay đổi thói quen sống.
Bệnh lý
Đôi khi tình trạng tè dầm vào ban đêm hay ban ngày ở trẻ là một dấu hiệu của bệnh lý trong cơ thể trẻ.
-
Thần kinh rối loạn.
-
Bị tiểu đường.
-
Hồng cầu hình liềm bị thiếu.
-
Chứng ngưng thở lúc ngủ.
-
Mắc bệnh đường tiết niệu.
Thói quen ăn uống của trẻ
Cho trẻ bú trước lúc ngủ là điều bình thường mà các mẹ thường làm. Tuy nhiên đây cũng là yếu tố khiến bàng quang của bé nhiều nước, từ đó khiến bé tè dầm vào buổi tối.
Ngưng thở khi ngủ ở trẻ
Ngưng thở khi ngủ thường gặp ở tuổi trung niên, nhưng trẻ nhỏ cũng dễ mắc phải. Có nhiều dấu hiệu để nhận biết căn bệnh này và tè dầm là một trong số đó.
Phương pháp điều trị
Điều trị hành vi
-
Nhắc nhở trẻ đi tiểu trước lúc ngủ: Khi bé đã hiểu chuyện và có thể chủ động về hành vi, ba mẹ nên nhắc bé đi vệ sinh trước khi lên giường ngủ. Đây là một điều quan trọng để tránh tình trạng bé ngủ quên và tè dầm vào buổi tối.
-
Vài tiếng sau khi ngủ đánh thức trẻ, hỏi trẻ có muốn đi vệ sinh không.
-
Sử dụng tấm thấm nước trải lên nệm: Đây là một phương pháp đơn giản có thể áp dụng ở mọi độ tuổi của bé. Đồng thời cũng giúp bảo vệ nệm ngủ tốt hơn.
-
Không sử dụng tã lót.
-
Nếu trẻ tè dầm phải thay ngay quần áo.
-
Không trêu trọc khi trẻ tè dầm.
Điều trị động cơ
-
Khích lệ, động viên tinh thần cho trẻ bằng những món đồ chơi nếu trẻ không tè dầm.
-
Luyện tập cho bàng quang nếu dung tích bàng quang của trẻ bị nhỏ.
-
Tập thói quen cho trẻ giữ nước tiểu lâu hơn.
Những thông tin trên chắc chắn sẽ giúp bạn biết thêm kinh nghiệm trong việc nuôi con và cách để giúp bé không tè dầm, bạn hãy chia sẻ bài viết trên đến nhiều người. Bởi nếu nuôi con là điều rất khó và cũng không có ai là có kinh nghiệm. Rất mong rằng các mẹ sẽ nuôi nấng con mình thật tốt và mau chóng khôn lớn, giúp ích cho đời.